Học được gì từ 6 cấp độ nhận thức từ thang đo Bloom?
Tình cờ xem video của một tiktoker nói về chủ đề này nên mình tiện đây share lại cho mọi người luôn.
6 cấp độ nhận thức
1. Ghi nhớ (Remembering)
Ghi nhớ là khả năng khôi phục, ghi nhận và nhớ lại kiến thức có liên quan. Hay nói cách khác, ghi nhớ là khả năng có thể nhắc lại các thông tin, kiến thức đã học.
2. Hiểu (Understanding)
Hiểu là khả năng diễn đạt ý nghĩa của thông điệp bằng miệng, văn bản hay hình ảnh. Hiểu không chỉ đơn thuần là nhắc lại một thông điệp nào đó. Chúng ta cần thể hiện sự hiểu biết của mình thông qua diễn giải, nêu gương, phân loại, tóm tắt, suy luận, so sánh và giải thích.
3. Áp dụng (Applying)
Áp dụng là khả năng vận dụng các thông tin, kiến thức đã học vào một tình huống, thí nghiệm nào đó
4. Phân tích (Analyzing)
Phân tích là khả năng chia thông tin, kiến thức thành các phần nhỏ, sau đó xác định cách các phần nhỏ đó liên quan với nhau và với một cấu trúc hoặc mục đích tổng thể.
5. Đánh giá (Evaluating)
Đánh giá là dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua việc kiểm tra và phê bình để đưa ra một phán quyết, nhận định về một vấn đề.
6. Sáng tạo (Creating)
Đây là cấp độ cao nhất của thang đo Bloom. Sáng tạo là khả năng ghép các kiến thức, thông tin đã có lại với nhau để tạo thành một cấu trúc hay định lý mới.
Rút ra được điều gì từ 6 thang đo trên?
– Những người cái gì cũng biết nhưng làm thì lại không làm được, bạn sẽ hiểu rằng với chủ đề đó họ chỉ ở mức số 2.
– Để tăng năng lực kiếm tiền thì các kỹ năng của bạn phải từ mức số 3 trở đi (nghĩ là phải làm được)
– Để trở thành chuyên gia ở một lĩnh vực nào đó thì bạn phải đến được ít nhất mức số 5
– Tại sao bạn làm việc nhiều (mức 3) mà không hiệu quả là vì bạn không hiểu rõ (mức 2), không biết phân tích (mức 4) đánh giá (5) vấn đề để tìm ra giải pháp tốt nhất (mức 6)
– Mỗi ngày bạn sẽ tiếp xúc với rất nhiều kiến thức mới vì vậy phải biết loại kiến thức nào nên hiểu sâu, loại nào chỉ nên nằm trong trí nhớ ngắn hạn.
Trên là các đúc kết cá nhân, tự bản thân mình cũng thấy nhột nhẹ 😃 AE thì sao?